Đất SKC là gì? Đặc điểm và quy định sử dụng đất SKC

Đất SKC là gì? Đặc điểm và quy định sử dụng đất SKC

Do sở hữu tiềm năng sinh lời cao, nên thị trường bất động sản được biết đến là lĩnh vực đầu tư an toàn và hấp dẫn nhất cho đến hiện tại. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lớn hoặc nhỏ cần phải nắm rõ những thông tin về các loại đất. Từ đó có thể hạn chế được tối đa những rủi ro không đáng có.

Chúng ta có thể thấy rằng, trên các bản đồ địa chính, thường có những ký hiệu đất để phân biệt các vùng đất khác nhau. Đặc biệt là ký hiệu đất SKC. 

Vậy đất SKC là gì? Đặc điểm và quy định sử dụng đất SKC. Dưới đây, unonoteband.com sẽ chia sẻ cho các bạn vài thông tin liên quan đến ký hiệu này nhé. Mời các bạn cùng theo dõi!

Đất SKC là gì?

Đất SKC là gì?
Đất SKC là gì?

Theo quy định pháp luật của Việt Nam, đất SKC chính là đất cơ sở, sản xuất phi nông nghiệp, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp

Trong đó, đất SKC được chia thành nhiều nhóm đất khác nhau, bao gồm: 

  • Đất ở các khu công nghiệp; 
  • Đất dùng cho các hoạt động khoáng sản;
  • Đất dùng để hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng;
  • Đất dùng để làm cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại,…;
Đất SKC thuộc trong nhóm đất phi nông nghiệp
Đất SKC thuộc trong nhóm đất phi nông nghiệp

Vì là đất thuộc trong nhóm đất phi nông nghiệp, nên thường được sử dụng cho mục đích phục vụ quá trình phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp như: 

  • Sản xuất công nghiệp;
  • Tiểu thủ công nghiệp; 
  • Dịch vụ kinh doanh thương mại;

Do đó, nếu các nhà đầu tư có nhu cầu xây dựng nhà ở, hoặc để trồng trọt, chăn nuôi,… thì không nên mua hoặc thuê đất SKC này mà nên đầu tư vào đất thổ cư. 

Ngoài ra, trong trường hợp, sử dụng đất SKC cho mục đích khác. Thì các nhà đầu tư cần phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Đặc điểm và quy định sử dụng đất SKC

Đặc điểm và quy định sử dụng đất SKC
Đặc điểm và quy định sử dụng đất SKC

Sau khi đã hiểu đất SKC là loại đất gì, các bạn cùng cần phải cần nắm rõ những quy định về sử dụng đất SKC. Từ đó có thể giúp bạn để tránh vi phạm cũng như đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình sử dụng đất.

Theo Pháp luật đất đai 2013 đã quy định: 

  • Việc sử dụng đất SKC phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất;
  • Phù hợp với quy hoạch của Nhà nước;
  • Quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng đất, người sở hữu đất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vấn đề bảo vệ môi trường

Hình thức sử dụng đất SKC
Hình thức sử dụng đất SKC

Hình thức sử dụng đất SKC được thể hiện cụ thể như sau:

  • Các cá nhân, tổ chức kinh tế, hộ gia đình sử dụng đất dưới hình thức Nhà nước cho thuê đất;
  • Đồng thời, gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
  • Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Được góp vốn bằng quyền sử dụng đất của nhà đầu tư nước ngoài;
Xử phạt khi trong trường hợp tự ý chuyển đổi đất phi nông nghiệp thành đất ở
Xử phạt khi trong trường hợp tự ý chuyển đổi đất phi nông nghiệp thành đất ở

Theo Nghị định 29/2019 / NĐ-CP, trong trường hợp tự ý chuyển đổi đất phi nông nghiệp thành đất ở, sẽ bị phạt như sau: 

Diện tích vi phạm

Mức xử phạt hành chính

Tại nông thôn

Tại đô thị

Dưới 0,05 ha 3 – 5 triệu đồng Mức xử phạt bằng 2 lần số tiền tương ứng với sai phạm theo diện tích tại nông thôn.

Mức phạt tối đa với cá nhân là không quá 500 triệu đồng; với tổ chức là không quá 1 tỷ

Từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha 5 – 10 triệu đồng
Từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha 10 – 20 triệu đồng
Từ 0,5 ha đến dưới 1 ha 20 – 40 triệu đồng
Từ 1 ha đến 3 ha 40 – 80 triệu đồng
Từ 3 ha trở lên 80 – 160 triệu đồng

Như vậy trong chuyên mục Tin tức, unonoteband.com đã chia sẻ kiến thức về “Đất SKC là gì? Đặc điểm và quy định sử dụng đất SKC”. Hy vọng qua bài viết này phần nào giúp cho bạn có thêm thông tin hữu ích, và nắm được một số quy định để tránh rủi ro liên quan tới pháp lý nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top