Đô thị loại 2 là gì? Danh sách các đô thị loại 2 tại Việt Nam

Đô thị loại 2 là gì? Danh sách các đô thị loại 2 tại Việt Nam

Khi bạn muốn đầu tư về bất động sản, có lẽ bạn nên biết về đô thị loại 2. Điều này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để đầu tư cho mình một chỗ ở thực hay thậm chí là kinh doanh sinh lời. 

Đô thị loại 2 cũng đang xem là trung tâm kinh tế, là đầu mối giao thông cho các tỉnh và các vùng liên tỉnh để thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

Sau đây, unonoteband.com sẽ giới thiệu cho các bạn thông tin về đô thị loại 2 cũng như danh sách các đô thị loại 2 tại Việt Nam. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Đô thị loại 2 là gì?

Đô thị loại 2 là gì?
Đô thị loại 2 là gì?
  • Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13. Có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2016 về mục phân loại đô thị. Trong nghị quyết, ủy ban có nêu rõ về các tiêu chuẩn để xếp loại các đô thị. 
  • Trong đó nước ta được chia thành 6 loại đô thị: Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại 1, đô thị loại 2, đô thị loại 3, đô thị loại 4 và cuối cùng là đô thị loại 5. 

Vậy, để xếp loại đô thị loại 2 gồm những tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn về đô thị loại 2

Chức năng đô thị loại 2

  • Đô thị loại 2 được xem là khu vực trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa. giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ. Đồng thời là khu vực có dịch vụ đầu mối giao thông cho các tỉnh, các vùng liên tỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho các tỉnh và các tỉnh lân cận. 
Chức năng đô thị loại 2
Chức năng đô thị loại 2
  • Đối với các đô thị loại 2 trực thuộc trung ương sẽ có chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa. giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ, là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế. Thúc đẩy sự cho các tỉnh, các vùng liên tỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của một lãnh thổ, lĩnh vực trong nước.

Quy mô về dân số

Đối với các đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh thì quy mô dân số tối thiểu là 300.000 người. Ngoài ra, các đô thị loại 2 trực thuộc trung ương thì sẽ có quy mô dân số đạt 800.000 người trở lên.

Mật độ dân số

Đối với mật độ dân số khu vực nội thành, thì tối thiểu khoảng 8 nghìn người/ km2. Còn đối với đô thị 2 trực thuộc trung ương, thì khu vực nội thành phải có hơn 10 nghìn người/km2.

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp phải đạt tối thiểu 80% trên tổng số người lao động.

Yêu cầu về công trình hạ tầng đô thị

Khu vực nội thành phải được đầu tư xây dựng đồng bộ, chỉnh chu, 100% là cơ sở sản xuất mới. Đồng thời, khu vực phải ứng dụng các công nghệ sạch hoặc được trang bị thêm thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tại khu vực ngoại thành phải được xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng khu dân cư nông thôn cơ bản và hoàn chỉnh. Hạn chế các dự án gây ô nhiễm môi trường, đồng thời bảo vệ đất cho sự phát triển ngành nông nghiệp. Ngoài ra, các mảng xanh phục vụ đô thị và những vùng cảnh quan sinh thái tự nhiên được bảo vệ và chăm sóc.

Kiến trúc và cảnh quan đô thị

Kiến trúc và cảnh quan đô thị
Kiến trúc và cảnh quan đô thị

Đảm bảo việc xây dựng và phát triển đô thị được thực hiện theo quy chế quản lý của công trình kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu, có quy hoạch bài bản và đạt 40% tuyến phố văn minh. Đồng thời có không gian công cộng cho nhân dân, các công trình kiến trúc tiêu có ý nghĩa quốc gia.

Đây là 6 tiêu chuẩn tiêu biểu để trở thành một thành phố được xếp loại vào đô thị loại 2 tại Việt Nam. Vậy, hiện nay nước ta có bao nhiêu đô thị loại 2?

Danh sách các đô thị loại 2 tại Việt Nam

Tính đến tháng 7 năm 2021, nước ta đã có 32 thành phố đạt đô thị loại 2, tất cả đều là thành phố trực thuộc tỉnh. 

Tại khu vực Miền Bắc

Tại khu vực Miền Bắc: Tuyên Quang
Tại khu vực Miền Bắc: Tuyên Quang

Đô thị loại 2 bao gồm các tỉnh, thành phố sau: Tuyên Quang, Sơn La, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thái Bình, Phủ Lý (Hà Nam), Móng Cái ( Quảng Ninh), Uông Bí (Quảng Ninh), Cẩm Phả (Quảng ninh), Bắc Giang, Lào Cai, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).

Tại khu vực miền Trung 

Tại khu vực miền Trung: Hà Tĩnh
Tại khu vực miền Trung: Hà Tĩnh

Đô thị loại 2 bao gồm các tỉnh, thành phố sau: Hà Tĩnh, Tam Kỳ (Quảng Nam), Quảng Ngãi, Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), Đồng Hới (Quảng Bình), Tuy Hòa (Phú Yên), Phan Thiết (Bình Thuận).

Tại khu vực miền Nam

Tại khu vực miền Nam: Cà Mau
Tại khu vực miền Nam: Cà Mau

Đô thị loại 2 bao gồm các tỉnh, thành phố sau: Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vị Thanh (Hậu Giang), Tân An (Long An), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bà Rịa (BRVT), Phú Quốc (Kiên Giang), Rạch Giá (Kiên Giang).

Thông qua bài viết trên, có lẽ các bạn đã nắm được những thông tin để giải đáp thắc mắc đô thị loại 2 là gì? Danh sách các đô thị loại 2 tại Việt Nam hiện nay. Unonoteband.com hy vọng giúp bạn bổ sung thêm kiến thức cho riêng mình. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top