Đô thị loại 3 là gì? Tổng hợp các đô thị loại 3 tại Việt Nam

Đô thị loại 3 là gì? Tổng hợp các đô thị loại 3 tại Việt Nam

Đô thị tại Việt Nam là các đô thị gồm có các thị trấn, thị xã, thành phố đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và công nhận. Cụ thể, các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại 1, đô thị loại 2 do thủ tướng chính phủ quyết định công nhận, đô thị loại 3, đô thị loại 4 do bộ xây dựng quyết định công nhận và đô thị loại 5 do UBND cấp tỉnh công nhận.

Khi bắt đầu tư bất động sản, chắt hẳn bạn đã nghe qua đô thị loại 1, đô thị loại 2, đô thị loại 3,.. Vậy đô thị loại 3 là gì? Và có bao nhiêu đô thị loại 3 tại Việt Nam đang là thắc mắc của nhiều người đang muốn đầu tư bất động sản. 

Dưới đây, unonoteband.com sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích nhất để có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Đô thị loại 3 là gì?

Đô thị loại 3 là gì?
Đô thị loại 3 là gì?

Đô thị loại 3 là một trong sáu loại đô thị được phân theo quy định của Pháp Luật Việt Nam. Tại Điều 4, mục Phân loại đô thị của Nghị định số 42/2009 có nêu rõ: 

Đô thị loại 3 là gồm những thành phố, thị xã hoặc thị xã thuộc tỉnh. Trong đó gồm có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.

Như vậy, bạn có thể hiểu đô thị loại 3 là:

  • Thành phố trực thuộc tỉnh có các phường nội thành, xã ngoại thành.
  • Những thị xã trực thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.

Tiêu chuẩn về đô thị loại 3

Chức năng đô thị loại 3

Đô thị loại 3 có chức năng sau:

  • Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị, y tế, khoa học – công nghệ.
  • đầu mối giao thông cấp tỉnh, vùng liên tỉnh, nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh. 
  • Có các cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt tiêu chí được nêu tại phụ lục 1 Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13.

Quy mô về dân số

Quy mô về dân số
Quy mô về dân số

Quy mô về dân số phải đạt tối thiểu 100.000 người trở lên. Đối với các khu nội thành, dân số phải đạt trên con số là 50.000 người.

Mật độ dân số

Mật độ dân số khu đô thị loại 3 phải đạt tối thiểu là 1.400 người/ km2. Tại các khu vực nội thành phải có mật độ dân số đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại nội thành phải đạt trên 75% so với tổng số người lao động. Ngoài ra, đối với toàn đô thị phải đạt từ 60% trở lên.

Yêu cầu về công trình hạ tầng đô thị

  • Tại khu vực nội thành: Phải được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ, đạt 100% cơ sở sản xuất mới, đều được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất có thể.
  • Tại khu vực vùng ngoại ô: Cần được xây dựng cơ bản hoàn chỉnh mạng lưới kết cấu hạ tầng cho các địa điểm dân cư nông thôn. Mặt khác, phải hạn chế được sự phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường. Khu vực được bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp, chăm sóc và bảo vệ không gian xanh và cảnh quan sinh thái tự nhiên cho người dân và đô thị.

Kiến trúc và cảnh quan đô thị

Kiến trúc và cảnh quan đô thị
Kiến trúc và cảnh quan đô thị

Kiến trúc và cảnh quan đô thị phải được đảm bảo những điều sau:

  • Việc xây dựng và phát triển đô thị được thực hiện theo quy chế quản lý công trình xây dựng đô thị. 
  • Phải đạt tiêu chuẩn là khu đô thị kiểu mẫu, quy hoạch hợp lý. 
  • Phải có tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị trên tổng số trục phố chính đạt từ 50% trở lên. 
  • Phải có không gian công cộng cho nhân dân, các công trình kiến trúc tiêu có ý nghĩa quốc gia, các công trình cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia.

Đây là 6 tiêu chí tiêu biểu để trở thành một thành phố được xếp loại vào đô thị loại 3 tại Việt Nam. Vậy, hiện nay nước ta có bao nhiêu đô thị loại 3?

Tổng hợp các đô thị loại 3 tại Việt Nam

Tính đến tháng 7 năm 2021, tại Việt Nam nước ta đã có 48 đô thị loại 3. Trong đó, gồm có 28 thành phố, và 20 thị xã.

28 thành phố thuộc đô thị loại 3

Tại khu vực phía Bắc: 

Khu vực miền Bắc: Cao Bằng
Khu vực miền Bắc: Cao Bằng

Thành phố thuộc đô thị loại 3 gồm có: Yên Bái, Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Tam Điệp (Ninh Bình), Sông Công (Thái Nguyên), Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Chí Linh (Hải Dương).

Tại khu vực miền trung – Tây Nguyên:

Khu vực miền trung – Tây Nguyên: Hội An (Quảng Nam)
Khu vực miền trung – Tây Nguyên: Hội An (Quảng Nam)

Thành phố thuộc đô thị loại 3 gồm có: Hội An (Quảng Nam), Kon Tum, Đông Hà (Quảng Trị), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Cam Ranh (Khánh Hòa), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Gia Nghĩa (Đắk Nông).

Tại khu vực Miền Nam: 

Khu vực Miền Nam: Tây Ninh
Khu vực Miền Nam: Tây Ninh

Thành phố thuộc đô thị loại 3 gồm có: Sóc Trăng, Tây Ninh, Hà Tiên (Kiên Giang), Đồng Xoài (Bình Phước), Long Khánh (Đồng Nai), Dĩ An ( Bình Dương), Thuận An (Bình Dương), Ngã Bảy (Hậu Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp).

20 thị xã thuộc đô thị loại 3

Tại khu vực phía Bắc:

Khu vực phía Bắc: Phổ Yên (Thái Nguyên)
Khu vực phía Bắc: Phổ Yên (Thái Nguyên)

Thị xã thuộc đô thị loại 3 gồm có: Sơn Tây (Hà Nội), Phú Thọ, Từ Sơn (Bắc Ninh), Phổ Yên (Thái Nguyên), Quảng Yên (Quảng Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh).

Tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên: 

Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên: Bỉm Sơn (Thanh Hóa)
Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên: Bỉm Sơn (Thanh Hóa)

Thị xã thuộc đô thị loại 3 gồm có: Cửa Lò (Nghệ An), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), LaGi (Bình Thuận), Sông Cầu (Phú Yên), Kỳ Anh (Hà Tĩnh), An Nhơn (Bình Định).

Tại khu vực Miền Nam: 

Khu vực Miền Nam: Tân Châu (An Giang)
Khu vực Miền Nam: Tân Châu (An Giang)

Thị xã thuộc đô thị loại 3 gồm có: Gò Công (Tiền Giang), Bến Cát (Bình Dương), Tân Uyên (Bình Dương), Long Mỹ (Hậu Giang), Tân Châu (An Giang), Cai Lậy (Tiền Giang), Bình Minh (Vĩnh Long), và Phú Mỹ ( BR-VT).

Thông qua bài viết trên, có lẽ các bạn đã nắm được những thông tin để giải đáp thắc mắc “Đô thị loại 3 là gì? Tổng hợp các đô thị loại 3 tại Việt Nam” hiện nay. Unonoteband.com hy vọng giúp bạn bổ sung thêm kiến thức cho riêng mình về lĩnh vực bất động sản. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top